Đây là chuyên đề có ý nghĩa thiết thực nhằm phát huy tính tích cực ở các em thì cần tạo điều kiện để các em suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan điểm của mình, được đưa ra những nhận xét về những vấn đề đang bàn luận, lấy học sinh làm trung tâm.
Thầy Lê Minh Quân, báo cáo chuyên đề
Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập rất nhiều đến chất lượng học tập lịch sử của học sinh. Những điểm số, những ví dụ trích dẫn từ những bài thi khiến người ta nghĩ đến điều đầu tiên là: chất lượng dạy và học Lịch sử đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng.
Với những suy nghĩ môn lịch sử là môn phụ, nên đa số các em học sinh vẫn còn xem nhẹ, chưa chú tâm trong việc học tập và thật sự yêu thích môn lịch sử.
Nhiều giáo viên vẫn còn áp dụng phương pháp truyền thống đó là những kiến thức “Truyền thụ một chiều”, “Dạy nhồi sọ”, “Nhồi nhét” làm cho học sinh học tập thụ động trong nghe giảng, ghi chép và trả lời đúng như thầy giảng, sách viết khi kiểm tra.
Đối với những tiết này, tôi thiết kế giáo án vận dụng việc dạy học theo 7 chủ đề như đã trình bày ở trên nhưng vẫn đảm bảo về thời lượng và phân phối chương trình theo quy định, đồng thời có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học kĩ hơn, chu đáo hơn với những hoạt động giúp phát triển năng lực học sinh.
Tuần |
Tiết PPCT |
Chủ đề |
Số tiết dự kiến thực hiện |
Phân công chuẩn bị |
6 |
11+12 |
Các triều đại phong kiến |
2 tiết |
- GV: bảng tổng hợp các triều đại phong kiến.
- HS sưu tầm tài liệu, hình ảnh để thuyết trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên |
7+8 |
13+14+15 |
Tổ chức chính quyền |
3 tiết |
- GV: các sơ đồ câm, gợi ý đáp án.
- HS: nghiên cứu tài liệu ở nhà, vẽ sơ đồ, hoạt động nhóm. |
8+9 |
16+17 |
Tổ chức quân đội |
2 tiết |
- GV: gợi ý các câu hỏi chuẩn bị cho HS, bảng so sánh điểm giống và khác nhau trong tổ chức quân đội.
- HS: nghiên cứu tài liệu, sưu tầm tranh ảnh có liên quan. |
Bảng phấn phối chương trình từ tuần 6 đến tuần 16 (Từ bài 8 đến bài 17), với tổng số tiết là 22 tiết, bao gồm cả bài kiểm tra một tiết và các bài thực hành.
Tổ chức các hoạt động dạy học theo chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo các hoạt động như sau:
Hoạt động tạo tình huống học tập (tình huống xuất phát)
Chuyển giao nhiệm vụ học tập với các hoạt động như: Thực hiện nhiệm vụ học tập; Báo cáo kết quả và thảo luận; Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Ứng dụng dạy học theo chủ đề phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X – XIV theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung, môn lịch sử nói riêng. Nó góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt, dần làm quen với quá trình dạy học, theo quan điểm hướng về người học (còn gọi là “lấy người học làm trung tâm”) theo định hướng phát triển năng lực, chương trình mới của Bộ giáo dục và đào tạo.
Qua đó việc ứng dụng dạy học theo chủ đề phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X – XIV, học sinh hiểu biết cụ thể logic về tiến trình lịch sử, hình thành năng lực tự học, tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, xã hội, vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
Vai trò giáo viên đã thay đổi và đang tiếp tục thay đổi từ địa vị người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập. Giáo viên phải tư vấn giúp học sinh điều chỉnh chất lượng và độ giá trị nguồn thông tin, kiến thức mới, biết phê phán độc lập, hợp tác, cộng tác tích cực.